Chăm sóc và vệ sinh hồ thủy sinh đúng cách:

Chăm sóc vệ sinh hồ thủy sinh đúng cách sẽ giúp hồ thủy sinh của bạn được hoạt động tốt hơn. Để hồ thủy sinh luôn được sạch sẽ, an toàn tránh mầm bệnh cho động thực vật, Thế giới thủy sinh Warmaquatics xin chia sẻ một số cách vệ sinh hồ cá, hồ thủy sinh dễ làm và ít tốn thời gian.

Chăm sóc vệ sinh hồ thủy sinh cần quan tâm rêu hại.

Chăm sóc vệ sinh hồ thủy sinh bằng cách làm sạch rêu, rêu hại trong hồ cá thủy sinh là một trong những vấn đề mệt mỏi.

Vậy rêu hại thủy sinh là gi ? Cách nhận biết rêu hại và xử lý rêu hại thủy sinh như thế nào ?

Chúng ta cùng tìm hiểu thêm kinh nghiệm về rêu hại trong hồ cá thủy sinh. Rêu hại trong hồ cá thủy sinh đã trở thành một đề tài rất quen thuộc trong giới thủy sinh hiện nay. Là người mới chơi thủy sinh hay dân chuyên nghiệp thì trước sau gì cũng gặp phải trường hợp rêu hại tấn công vào hồ thủy sinh của mình.

Rêu hại trong hồ thủy sinh được định nghĩa cơ bản là loài rêu tự phát trong hồ thủy sinh trong một điều kiện nhất định. Chúng sẽ bám vào các cây thủy sinh, đá, thậm chí là những rêu trong hồ thủy sinh của mình. Với tốc độ phát triển khá nhanh và khả năng làm mất mỹ quang chung của hồ cá thủy sinh, các loài rêu hại không mời mà đến ấy có khi phá hỏng hết tất cả hồ thủy sinh chỉ trong thời gian ngắn. Nhưng khi các bạn đã trang bị đầy đủ kinh nghiệm để xử lý chúng thì rêu hại trong hồ thủy sinh không còn là vấn đề khó chịu của mình.

Cách xử lý rêu tóc:

Giống như ở trên mình nói, rêu tóc là loài rêu hại rất dễ xử lý.

  • Xử lý bằng tay: Dùng nhíp hoặc lấy tay bốc rêu tóc ra càng nhiều càng tốt.
  • Xử lý bằng cá: thả cá bình tích, cá mún, tép yamato, cá bút chì… Các loài cá này rất thích ăn rêu tóc, đôi khi người ta nuôi rêu hại này để làm thức ăn cho chúng.
  • Cân bằng lại chất dinh dưỡng trong hồ thủy sinh: N (10-20ppm), P (0.5-2ppm), K (10-20ppm), Ca (10-30ppm), Mg (2-5ppm), Fe (1ppm).
  • Thay nước 30% mỗi tuần một lần để ngăn ngừa và hạn chế rêu tóc mọc.
  • Lau bề mặt kính và vệ sinh đáy hồ thủy sinh.
  • Cây cạo kính: dụng cụ này giúp bạn dễ dàng hơn trong việc làm sạch về mặt kính hồ thủy sinh đẹp, nhất là với các hồ lớn và sâu! Nên chú ý, các bạn không nên lấy những vật dụng trong hồ ra khi thực hiện lau chùi, vì đó là những nơi vi sinh vật sinh sống và phát triển, đóng vai trò không thể thiếu trong hồ.
  • Ống hút nền: Có thể tự chế hoặc mua ngoài các cửa hàng. Khi hút cặn bẩn dưới nền, các bạn nên cẩn thận, hút từ từ, chậm rãi, không nên làm xói mòn sỏi nền, dễ làm hư cấu trúc nền cũng như bật gốc cây thủy sinh.

Phương pháp thay nước hồ thủy sinh đúng cách:

Không nên thay 100% nước trong hồ ra một lần, sẽ làm cá dễ chết vì không quen với môi trường nước mới. Vì thế, tốt nhất là nên lấy khoảng 1/3-1/4 lượng nước cũ trong hồ ra, thay bằng nước mới (đã được làm sạch theo hướng dẫn trong các bài trước), như vậy sẽ hài hòa được môi trường trong hồ, cá không bị sóc nước!

Dịch vụ vệ sinh hồ của Thủy Sinh Phan Vinh

Dịch vụ chăm sóc vệ sinh hồ thủy sinh của chúng tôi bao gồm nhận vệ sinh toàn bộ hồ, rêu tóc, rêu chỉ… Chúng tôi giúp bạn phát hiện những mối nguy hại xuất hiện trong hồ thủy sinh và giúp bạn có phương án đối phó tốt nhất. Chúng tôi giúp bạn phục hồi hồ thủy sinh, lấy lại sức sống của hồ… Không chỉ vệ sinh hồ mà chúng tôi còn chia sẻ những kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng thủy sinh, giúp bạn có thể vận hành hồ thủy sinh một cách tự động tốt nhất.

Liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn kịp thời nhất ! Hotline :  0935 16 17 19